Skip to content
08:01 | 21/04/2023

Đánh giá tiềm năng và dư địa xuất khẩu giày dép sang Vương quốc Anh

Hoàng Lê Hằng

Bí thư thứ nhất, Thương vụ Việt Nam tại Anh

1. Xuất khẩu giày dép Việt Nam sang Anh

Giày dép đứng vị trí thứ tư về trị giá trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh năm 2022 với tỉ trọng 12,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu hơn 765 triệu USD giày dép sang Anh, tăng 40,5% so với năm 2021.

Rất nhiều các thương hiệu thời trang giày dép nổi tiếng tại Anh bán sản phẩm “made in Vietnam” như Adidas, Nike, Puma, Converse, Clarks, Sketcher, M&S.

2. Nhu cầu nhập khẩu giày dép của Vương Quốc Anh và triển vọng thị trường

Vương Quốc Anh là thị trường giày dép có doanh thu lớn thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ. Vào năm 2022, người tiêu dùng Anh đã chi khoảng 15,52 tỷ  USD cho giày dép.

Nguồn: Statista

Năm 2022, các nước xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào Anh lần lượt gồm: Trung Quốc, Italia, Đức, Việt Nam, Ấn Độ, Hà Lan, và Bỉ.

Phân khúc lớn nhất của thị trường là giày da với doanh số  6,14 tỷ USD năm 2022. Phân khúc lớn thứ hai là giày thể thao Sneaker với 3,66 tỷ USD. (tham khảo đồ thị trên)

Số lượng tiêu thụ giày dép trung bình mỗi người tại Anh ​​là 5,0 đôi năm 2022.Trong đó, 89% doanh số bán hàng thuộc về nhóm sản phẩm bình dân.

Các thương hiệu giày dép được ưa chuộng ở Anh lần lượt là: Adidas (15%), Nike (15%), Levis (10%); H&M(10%); Converse(5%), Calvin Klein(5%), Ralph Lauren (5%), Zara (5%), các thương hiệu khác (30%)( theo statista).

Kênh mua sắm giày dép online có xu hướng ngày càng phổ biến so với việc mua sắm truyền thống tại cửa hàng kể từ đại dịch Covid 19. Năm 2022, doanh số giày dép online chiếm thị phần 48,2%, mua tại cửa hàng hiếm 51,8%. Dự báo đến năm 2025 mua sắm giày dép online sẽ chiếm thị phần 58%. (xem biểu đồ dưới)

Thị trường giày dép Anh dự kiến ​​sẽ tăng trưởng doanh thu hàng năm 4,15% (CAGR 2023-2028). Theo đó, dự kiến ​ năm 2023 sẽ đạt mức doanh thu là 16,19 tỷ USD.

3. Một số qui định về thương mại giầy dép của Anh

3.1 Quy định ghi nhãn giày dép (chỉ dẫn thành phần) năm 1995 áp dụng cho giày dép thuộc mọi mô tả, từ xăng đan đơn giản đến bốt dài đến đùi, ngoại trừ: giày dép chưa qua sử dụng hoặc đã qua sử dụng. https://www.gov.uk/guidance/footwear-labelling

Bạn phải tuân theo các quy định ghi nhãn như: Nhãn phải cho biết vật liệu nào chiếm 80%: diện tích bề mặt trên, diện tích bề mặt của lớp lót và tất (điều này có nghĩa là lớp lót của mũ trên và đế trong), đế ngoài.Trường hợp sử dụng nhiều chất liệu thì phải thể hiện 2 chất liệu chính trong cấu tạo của giày dép.

Nhãn phải được gắn cho ít nhất một mặt giày dép trong mỗi đôi và có thể được gắn bằng phương pháp in, dán, dập nổi hoặc sử dụng nhãn đính kèm; nó phải được nhìn thấy, được đính kèm an toàn và có thể truy cập được. Nhãn cũng có thể xuất hiện trên bao bì nhưng nó phải ở trên giày dép.

Nếu các biểu tượng được sử dụng trong một cửa hàng bán lẻ thì phải trưng bày thông báo để giải thích cho người tiêu dùng ý nghĩa của các biểu tượng. Thông báo phải đủ lớn để người tiêu dùng có thể nhìn thấy và hiểu được thông tin.

Nếu nhãn tượng hình được sử dụng khi giày dép được bán từ nơi mà người tiêu dùng không có quyền tiếp cận (ví dụ: đặt hàng qua thư hoặc bán hàng qua mạng), thì người tiêu dùng phải được thông báo rõ ràng về ý nghĩa của các biểu tượng được sử dụng.

3.2  Qui định bảo vệ người tiêu dùng khỏi các quy định về thương mại không công bằng (unfair) số 1277 năm 2008

https://www.legislation.gov.uk/uksi/2008/1277/contents/made

    3.3 Phân loại giày dép xuất nhập khẩu

https://www.gov.uk/guidance/classifying-footwear

  Giày dép được phân loại theo:

–   vật liệu của đế trên và đế ngoài (đây có thể là bất kỳ vật liệu nào khác ngoài amiăng)

–   loại và mục đích của nó

–   giày có che mắt cá chân không

–   cỡ giày (cụ thể là chiều dài đế từ 24 cm (cm) trở lên hay nhỏ hơn 24 cm) — không tính đến việc chúng được phân loại là giày dép người lớn hay trẻ em

–   chiều cao của gót chân

–   đối tượng, mục tiêu sử dụng

4. Hiệp định tự do Thương mại song phương UKVFTA và tác động đến xuất khẩu giầy dép

UKVFTA xóa bỏ 80% dòng thuế đối với nguyên phụ liệu dệt may, da giày và 37% dòng thuế đối với giày dép xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Các dòng thuế còn lại được xóa bỏ theo lộ trình sau 2, 4 hoặc 6 năm.

Do đó các sản phẩm giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Anh có lợi thế cạnh tranh hơn về thuế quan so với  sản phẩm cùng loại có xuất xứ từ các nước chưa có FTA với Vương Quốc Anh hoặc không được hưởng ưu đãi thuế quan GSP của Anh.

Hướng dẫn tra cứu thuế nhập khẩu giày dép vào Anh: https://www.trade-tariff.service.gov.uk/

Tin liên quan